Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là loại văn bản quan trọng, được thiết lập để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong thời gian thuê nhà. Lập hợp đồng đặt cọc không khó nhưng cần phải đảm bảo theo quy định của nhà nước. Trong bài viết này, Ecoland sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin liên quan đến hợp đồng đặt cọc giữ chỗ thuê nhà.
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?
Đây là văn bản được ký kết giữa bên cho thuê tài sản (nhà riêng, căn hộ, phòng trọ,…) với bên thuê để tiến hành thuê nhà một cách hợp pháp.
Dựa theo mục đích và chức năng hợp đồng đặt cọc mà chúng ta có thể chia thành các loại cụ thể như sau:
- Hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng thuê nhà.
- Hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà
- Hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo cho cả việc giao kết và thực hiện hợp đồng thuê nhà.
Hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà
Vì sao cần giao kết hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà?
Mọi giao dịch cho thuê hoặc mua bán những sản phẩm giá trị như bất động sản không thể thỏa thuận bằng miệng. Thay vào đó cần có sự giao ước rõ ràng theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Chính vì vậy, xác lập hợp đồng đặt cọc thuê nhà chính là cách để đảm bảo an toàn về tâm lý, tránh sự bội tín giữa cả bên cho thuê và bên thuê nhà.
Mẫu hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà thường được thiết lập khi khách thuê chưa dọn vào ở nhưng đặt cọc để giữ nhà. Qua đó tránh trường hợp tổn thất cho chủ nhà cũng như tránh việc chủ nhà cho bên khác thuê lại.
Hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà phải chịu sự điều chỉnh pháp lý của Luật nhà ở, Bộ luật dân sự 2015 và Luật kinh doanh bất động sản.
Hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà gữ vai trò quan trọng
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Nếu bạn đang muốn lập bản hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà đơn giản thì có thể tham khảo mẫu sau:
Mẫu hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà
Mặc dù các bên liên quan có quyền bổ sung và sửa đổi một số nội dung nhưng hợp đồng đặt cọc cần có đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- Thông tin của bên nhận cọc (cho thuê) và đặt cọc (thuê);
- Thông tin về mục đích đặt cọc;
- Thông tin về căn nhà cho thuê;
- Chi tiết về giá trị tài sản đặt cọc;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền đặt cọc;
- Thời hạn đặt cọc, thời hạn thuê nhà, giá thuê, thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê nhà;
- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê khi ký kết hợp đồng đặt cọc;
- Cách thức xử lý tài sản đặt cọc nếu đã hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Các điều khoản khác theo quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Thuê chung cư ở Ecopark
Lưu ý khi làm hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà
Khi soạn thảo hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà, cả bên thuê và bên cho thuê cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Xác minh thông tin các bên
Để thực hiện hợp đồng đặt cọc, các bên liên quan cần kê khai đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân, bao gồm: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD,… Ngoài ra, bên cho thuê cần cung cấp các văn bản pháp lý chứng minh quyền sở hữu của mình với nhà cho thuê. Nếu không phải chủ nhà, bên cho thuê phải cung cấp giấy ủy quyền được phép cho thuê từ chủ sở hữu chính thức của ngôi nhà.
Điều này vô cùng quan trọng bởi hợp đồng chỉ có hiệu lực thi hành và giá trị trước pháp luật khi ký kết với đúng chủ sở hữu của bất động sản cho thuê.
Xác minh thông tin các bên trước khi làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Thời hạn hợp đồng đặt cọc và thời gian thuê nhà
Cả hai bên cần đưa ra thỏa thuận về thời gian cho thuê cùng thời hạn đặt cọc trước hoặc trong khi làm hợp đồng. Nếu mục đích là để giao kết hợp đồng thì hợp đồng đặt cọc có thể chấm dứt sau khi các bên ký kết hợp đồng thuê.
Nếu mục đích để giao kết hợp đồng thuê và thực hiện hợp đồng thuê nhà, thì thời gian đặt cọc kéo dài từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi thời hạn của hợp đồng thuê nhà kết thúc.
Giá thuê và phương thức thanh toán tiền thuê nhà
Trong khi làm hợp đồng đặt cọc, hai bên cũng có thể thực hiện thỏa thuận về giá nhà cho thuê, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán để đảm không có thay đổi gì khi chính thức vào thuê nhà.
>>Xem thêm: Lưu ý khi làm hợp đồng cho thuê nhà để kinh doanh
Chấm dứt hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần làm những giấy tờ gì?
Theo Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015, nếu cả hai bên đều muốn chấm dứt hợp đồng thỏa thuận đặt cọc thuê nhà thì cần làm biên bản thanh lý hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận và xác định rõ những gì mà hai bên đã nhận của nhau. Đồng thời, các giấy tờ liên quan đến hợp đồng cọc thuê nhà, biên bản cọc thuê nhà,… cần được lưu trữ ít nhất 3 năm để dễ dàng giải quyết được các tranh chấp nếu có.
Trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết hay không thực hiện hợp đồng thuê thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hay thực hiện hợp đồng thuê thì phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, đồng thời bồi thường khoản tiền tương ứng với trị giá của tài sản đặt cọc.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi chấm dứt hợp đồng đặt cọc
Trên đây là những thông tin chi tiết về các vấn đề liên quan đến hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng vào việc thuê và cho thuê nhà của mình được thuận lợi hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thuê nhà Westbay Ecopark