Nhà phố và shophouse là hai danh mục bất động sản thương mại có hoạt động đầu tư sôi động nhất hiện nay. Vậy nên mua nhà phố hay shophouse? Hai loại hình bất động sản này có gì khác biệt? Hãy cùng Ecoland tìm định hình rõ hơn về nhà phố và shophouse trong bài viết dưới đây!
So sánh sự khác nhau giữa nhà phố và shophouse
Hãy cùng so sánh điểm khác biệt giữa hai loại hình bất động sản này để có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó xác định được nên mua nhà phố hay shophouse.
Vị trí và thiết kế
Xét về vị trí xây dựng, shophouse thường nằm trong một khu đô thị được quy hoạch hoàn chỉnh và tiếp giáp với tuyến đường nội khu. Các công trình này có thiết kế đồng nhất để tạo sự đồng nhất cảnh quan cho khu đô thị. Do đó, shophouse thể thay đổi về mặt cấu trúc và kiến trúc bên ngoài.
Trong khi đó, nhà phố có thể được nhà đầu tư xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không làm ảnh hưởng đến quy hoạch của những công trình xung quanh. Điều này giúp nhà phố có thể điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn.
>>> Xem thêm: Nhà phố Marina Arc Ecopark
Shophouse và nhà phố có vị trí và thiết kế khác nhau
Phân khúc khách hàng
Hầu hết các dịch vụ cung cấp bởi shophouse đều hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị. Có thể thấy, shophouse đã có sẵn nguồn khách hàng đông đảo ngay tại khu vực kinh doanh.
Ngược lại, nhà phố nằm ở mặt tiền những con phố đông đúc người qua lại nên dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh khách hàng trong khu vực lân cận, nhà phố còn hấp dẫn một lượng lớn khách hàng vãng lai thường xuyên qua lại tuyến phố đó.
Mục đích đầu tư
Cả nhà phố và shophouse đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Tuy nhiên, danh mục kinh doanh của nhà phố có tính đa dạng hơn. Ngoài các hạng mục kinh doanh như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, quán cà phê,… nhà phố còn có thể được sử dụng làm văn phòng, spa, thẩm mỹ viện,… Trong khi shophouse gắn liền với quy hoạch của khu đô thị nên có nhiều mặt hạn chế hơn nhà phố.
Khả năng sinh lời
Theo đánh giá, khả năng sinh lời của shophouse là từ 8 – 12% tùy theo vị trí và loại hình kinh doanh. Ngoài ra, tính thanh khoản của loài hình bất động sản này khá cao do do tính khan hiếm (chỉ chiếm 2-3% trong khu đô thị) cùng xu hướng phát triển của chung cư trong tương lai.
Khả năng sinh lời của nhà phố cũng rất lớn, đặc biệt ở những khu vực trung tâm và đông dân cư. Ngoài ra, nếu bạn không đủ tài chính để mua hẳn nhà phố thì có thể thuê lại để kinh doanh, như vậy cũng có thể thu lại rất nhiều lợi nhuận.
Nên mua nhà phố hay shophouse?
Có thể thấy, cả hai loại hình bất động sản này đều có những ưu điểm nổi bật và mang lại nguồn lợi lớn. Để biết được nên đầu tư vào cái nào, cần xem xét đến mục đích sử dụng của mình.
Nếu bạn đang muốn mua để kinh doanh hoặc buôn bán thì cả nhà phố lẫn shophouse đều là lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn muốn đầu tư bất động sản, mua đi bán lại thì shophouse là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Loại hình bất động sản này có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt nên mang đến nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư.
>>> Xem thêm: Giá nhà phố liền kề Ecopark
Shophouse có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt
Tổng hợp dự án shophouse đáng đầu tư nhất hiện nay
Ở thời điểm hiện tại, mọi căn shophouse tại các dự án đều thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đặc biệt là các căn shophouse được phát triển trong khu đô thị triệu cây xanh Ecopark. Chủ đầu tư Ecopark tuyên bố rằng, họ không đơn thuần bán shophouse mà còn bán một điểm đến thay đổi diện mạo của ngành du lịch Hà Nội, thu hút hàng triệu khách hàng mỗi năm. Đây là lý do vì sao những căn shophouse thuộc Ecopark luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
>>> Xem thêm: Thuê nhà Shophouse Ecopark
Nếu bạn đang có ý định mua shophouse Ecopark thì hãy tham khảo ngay những dự án nổi bật sau đây.
Shophouse Sky Oasis Ecopark
Shophouse chân đế S1-S2-S3 Sky Oasis thuộc tổ hợp dự án chung cư mới nhất của Ecopark, được đánh giá là sản phẩm đáng đầu tư nhất hiện nay. Tọa lạc tại cực tây của khu đô thị Ecopark, dự án này là ranh giới giao thoa giữa thành phố Hà Nội và thành phố triệu cây xanh, mang đến cho nhà đầu tư cơ hội được trải nghiệm những khoảng không gian đa sắc màu và đầy sức sống.
Tổ hợp shophouse tại đây bao gồm 2 tầng, trong đó tầng 1 có chiều cao 5m và tầng 2 có chiều cao 5,5m. Mỗi căn đều có diện tích sàn tối thiểu là 56m2 với diện tích trung bình là 75m2, phù hợp với hầu hết các hoạt động kinh doanh, buôn bán và trưng bày sản phẩm.
Phối cảnh shophouse Ecopark Sky Oasis
Shophouse Ecopark Solforest
Dự án shophouse Solforest tọa lạc tại trung tâm Vịnh Đảo, phía Tây khu đô thị Ecopark. Nằm trên tuyến phố đi bộ Hàn Quốc 7,5km, tâm điểm giải trí của Ecopark, shophouse Solforest có khả năng kinh doanh, sinh lời rất tốt.
Mỗi căn shophouse tại đây đều sở hữu hai mặt tiền, một mặt hướng ra phố đi bộ đông đúc, một mặt hướng vào sảnh chung cư. Chủ sở hữu có thể tận dụng không gian tầng 1 để kinh doanh, buôn bán.
Phối cảnh shophouse Ecopark Solforest
Shophouse Swanlake Onsen
Nằm trên cung đường ven công viên, hồ Thiên Nga và tuyến phố đi bộ nhộn nhịp, shophouse Swanlake Onsen dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng khổng lồ, đảm bảo tiềm năng kinh doanh sinh lời hấp dẫn
Mỗi căn shophouse tại đây được thiết kế 2 tầng, cả tầng 1 và tầng 2 đều có độ cao trần là 7m. Tính pháp lý của các dự án shophouse này là vĩnh viễn.
Phối cảnh shophouse Ecopark Swanlake Onsen
Trên đây là những đánh giá và so sánh về nhà phố và shophouse mà bài viết đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn xác định được nên mua nhà phố hay shophouse, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu đầu tư của bản thân.